I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Hoằng Đạt là một xã nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Hoằng Hóa, Phía Bắc giáp Huyện Hậu Lộc, Tổng diện tích tự nhiên của xã là 581,79 ha = 5,81 Km2, dân số toàn xã có 1.374 .hộ với 5.269 khẩu. Đảng bộ có 224 Đảng viên, sinh hoạt trong 7 chi bộ.

Trong kháng chiến xã là căn cứ địa cách mạng của Trung ương và Tỉnh, Huyện. Trên địa bàn xã có 2 tuyến đư­ờng giao thông quan trọng, trung tâm huyện  đi Hoằng Trường và trung tâm huyện đi huyện Hậu Lộc, đồng thời xã có sông Lạch Trường bao quanh chạy ra biển là tuyến giao thông đường thuỷ ra biển. Đây là những tuyến đường giao thông có vị trí chiến lược về quân sự trong kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ.

Trên địa bàn xã có cây Cầu Cách đi sang xã Hoằng Trường và 2 bến đò qua sông Lạch Tr­ường sang Huyện Hậu Lộc để vận chuyển bộ đội và vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm từ hướng huyện Hậu Lộc về các xã miền biển trong 2 cuộc kháng chiến cũng như giao lưu phát triển kinh tế - xó hội hiện nay.

Từ xa xư­a nhân dân Hoằng Đạt đã có truyền thống yêu n­ước chống giặc ngoại xâm.Trong kháng chiến chống Pháp Hoằng Đạt là địa phương có phong trào cách mạng diễn ra sớm và là một trong những tổ chức Đảng được thành lập đầu tiên của huyện. Đồng thời xã là căn cứ nuôi dấu cán bộ, địa bàn hoạt động của đồng chí Tố Hữu lãnh đạo và chỉ đạo phong trào cách mạng giành chính quyền và chống thực dân pháp ở xã và huyện, là địa phương phục vụ bộ đội tập kết, đó đóng góp nhiều và tích cực sức ng­ười, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, huy động mọi lực lượng tham gia kháng chiến đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hoằng Đạt là nơi đánh phá trọng điểm của máy bay, tàu chiến Mỹ, nơi tập kết, huấn luyện của bộ đội quân khu 5 và đóng quân của các đơn vị bộ đội chủ lực của quân khu 3, QK 4 và quân đoàn 1, các trận địa phòng không 12.7 ly, 14,5 ly và 37 ly của các đơn vị  quân đội, đồng thời là trung tâm huấn luyện của bộ đội vào Nam chiến đấu.

Là địa phương vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam thăm và chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà cũng như bộ đội các đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn xã huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và dũng cảm chiến đấu chống sự chống phá của đế quốc Mỹ.

 Xã là nơi sơ tán kho tàng, xí nghiệp của Huyện như­: Xí nghiệp đóng thuyền; Xí nghiệp dép lốp; Xí nghiệp cơ khí, Tr­ường cấp I, kho vật tư­ lư­ơng thực thực phẩm... và một số cơ quan của huyện, là nơi hơn 100 hộ dân huyện Nga Sơn  sơ tán

 Trên địa bàn xã đế quốc Mỹ đã bỏ hàng chục quả bom và Thủy lôi các loại gây ra cho xã những thiệt hại cả người và cơ sở vật chất.

Với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm l­ược, Đảng bộ đó lãnh đạo nhân dân đoàn kết, gắn bó giữa quân với dân, phối hợp chặt chẽ với các lực l­ượng đóng quân trên địa bàn, hiệp đồng chiến đấu lập nhiều chiến công xuất sắc, chi viện sức ng­ười, sức của góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

II. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN

1.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Tháng 1 năm 1945 thành lập Mặt trận Việt Minh xã Hoằng Đạt đã phát triển lên đến 129 ng­ười. Ban Việt Minh xó đó vận động, kêu gọi nhân dân quyên góp tiền gạo, sắt thép để rèn vũ khí, vận động quần chúng nhân dân đứng lên chống đi lính, không nộp thuế, không nộp bông và tham gia chiến đấu nhiều trận đánh địch ở Liên Châu - Hoá Lộc và kết thúc là trận bắt sống tri phủ và 12 lính bảo an, đánh chặn đoàn tàu chở vũ khí tại Cầu Tào, Hàm Rồng; giành chính quyền về tay nhân dân ngày 24/7/1945, góp phần to lớn vào thành công của cách mạng tháng 8/1945.

 Trong kháng chiến chống Pháp, xã Hoằng Đạt còũn là nơi hoạt động cách mạng của đồng chí Tố Hữu trong xây dựng và chỉ đạo các căn cứ cách mạng.

Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp Hoằng Đạt có 147 thanh niên tình nguyện vào quân đội kháng chiến, 65 ng­ười đi thanh niên xung phong, 1.156 lượt ngư­ời đi dân công; vận chuyển hàng nghìn lượt bộ đội và 20.340 tấn vũ khí, lư­ơng thực, thực phẩm qua các con đò trên địa bàn xã. Giúp đỡ bộ đội 30.000 ngày công đào giao thông hầm hào và nuôi quân chăm sóc bộ đội, 1.510 Công phiếu kháng chiến, 865 công trái quốc gia, lúa dân quân tự túc 890 kg.

  Tham gia đóng góp, ủng hộ kháng chiến: Tuần lễ vàng: 50 chỉ; Đồng các loại: 400 kg; Sắt thép 800 kg; 19.000 cọc tre; Gần 3.000 đồng tiền, 300 đồng tiền bạc; Thu gần 2.780 kg gạo và hơn 4 tấn thóc. Trong kháng chiến chống Pháp toàn xã có 17 liệt sỹ và 25 th­ương binh.

2. Kháng chiến chống Mỹ cứu nư­ớc.

 Đảng bộ - Chính quyền xã Hoằng Đạt đã nhanh chúng chuyển toàn bộ hoạt động của địa ph­ương từ thời bình sang thời chiến. Tập trung củng cố, xây dựng và phát triển lực l­ượng dân quân tự vệ, lực lượng an ninh. Tham gia kháng chiến, đi dân công phục vụ chiến đấu.

Tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, bộ bội trên sông Lạch Trường, tiếp nhận các kho tàng khỏng chiến, đón tiếp nhân dân Nga Sơn sơ tán, sẵn sàng đón nhận những thương binh từ các trận địa pháo cao xạ, ra đa, tên lửa chuyển đến.

Cả hai lần đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ tại Miền Bắc nhân dân Hoằng Đạt tuy còn nhiều khó khăn cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa còn chật chội nhưng vẫn sẵn sàng đón nhận các cơ quan xí nghiệp về sơ tán tại địa phương như:

- Kho vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm của huyện

- Xí nghiệp đóng thuyền

- Xí nghiệp dép lốp

- Xí nghiệp cơ khí

- Trường cấp I

- Các cơ quan của Huyện

- Trung đoàn pháo của đoàn 559

- 800 chiến sỹ Quân Khu 5 tập kết, 1500 đồng chí của Quân Khu 4, Quân Khu 3, Quân đoàn 1 về chỉnh huấn, huấn luyện vào Nam chiến đấu

Xã có vị trí chiến l­ược quan trọng về quân sự, cách Hàm Rồng và Cầu Tào 2,5km, cửa biển Lạch Tr­ường 0,5Km. Là mục tiêu đánh phá ác liệt của máy bay và tàu chiến Mỹ,  vì vậy xã đó tổ chức cho nhân dân xây dựng các hầm hào trú ẩn, nêu cao khẩu hiệu vừa sản xuất, vừa chiến đấu; vừa đảm bảo hậu cần tại chỗ, vừa cung cấp cho các đơn vị đóng quân trên địa bàn, đồng thời sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến và các trận địa trọng điểm.

Xã vinh dự đ­ược đón đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tư­ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam về thăm, Đại t­ướng ân cần thăm hỏi sức khoẻ của lực lượng bộ đội, dân quân và toàn thể nhân dân, biểu dương tinh thần chiến đấu và đóng góp sức người, sức của của nhân dân Hoằng Đạt trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Khi đế quốc Mỹ đánh phá Miền Bắc, trung đoàn pháo của đoàn 559 đó về đóng quân tại xã, lập trận địa  và bố trí các ụ pháo dọc tuyến đê. Từ ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 tại cầu Hàm Rồng, Cầu Tào và dọc tuyến giao thông qua địa bàn xã xuống tuyến biển luôn là trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ, bị khống chế chúng đã trút bom xuống địa bàn xã để tháo chạy ra biển. Chúng đã 25 lần phóng hàng trăm quả rốc - két, tên lửa và ném bom đánh phá kho tàng, cơ sở sản xuất, bến bãi, đư­ờng vận chuyển, khu dân cư của xã, hầu hết các thôn trong xã đều bị máy bay Mỹ nhiều lần ném bom­. Qua nhiều lần địch đánh phá làm 45 ngư­ời chết, hàng trăm ng­ười bị thư­ơng; phá huỷ, phá hỏng 125 nhà, phá huỷ gần 9 km đường giao thông và 500 ha hoa màu bị thiệt hại nặng.

 Các đơn vị dân quân trực chiến của xã đã bám trận địa suốt ngày đêm, lực lư­ợng dân quân tại chỗ đó tổ chức thành lập 2 trung đội mạnh tham gia bắn máy bay và chia làm các tổ ở các thôn phối hợp với trung đoàn phòng không của bộ tư lệnh 559 và các đơn vị pháo cao xạ của các đơn vị chủ lực bắn rơi 1 máy bay F4 và 2 máy bay Mic 105 của đế quốc Mỹ và bắt sống một phi công Mỹ giao cho huyện và tỉnh, đồng thời lực lượng dân quân của xã khắc phục hậu quả tại địa phương, cứu người, san lấp hố bom, đảm bảo giao thông thông suốt.

Xã đã xây dựng lực l­ượng dân quân th­ường trực tại Cầu Cách, trên tuyến đường quân sự để bảo vệ cầu Cách đảm bảo cho xe quân sự kéo pháo về chiến đấu ở xã Hoằng Trường và tuyến ven biển, bố trí 6 tiểu đội 12.7ly và tổ chức các trung đội dân quân trực 24/24 để phối hợp với các xã và dân quân Hoằng Trường bắn máy bay bay thấp.

Trên sông Lạch Tr­ường đế quốc Mỹ dùng Tàu chiến đánh phá và thả Thủy lôi để ngăn cản sự vận chuyển bằng đường thuỷ ra biển tiếp viện cho miền Nam. Nhân dân và lực lượng dân quân của xã đã cùng với bộ đội Hải quân và Công binh tham gia rà phá thủy lôi trên sông Lạch Trường để tuyến giao thông đường thuỷ được thông suốt đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu ( Tháo gỡ được 20 quả Thuỷ lôi trên sông và cửa biển).

   Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lư­ợc” và “Toàn dân đánh giặc”. Đảng uỷ chỉ đạo mỗi thôn thành lập 2 trung đội mạnh, toàn xã có 726 nam, nữ đ­ược học chính trị, luyện tập quân sự có trang bị vũ khí nh­ư súng K44, CKC, AK, 12,7 ly bắn máy bay. Tổ chức 8 trận địa phòng không có trang bị súng bộ binh trực chiến đấu tại khu vực bảo vệ Cầu Cách, xí nghiệp đóng thuyền và 2 bến đò, xí nghiệp dép lốp, kho lư­ơng thực, bến bãi ...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, chỉ huy của chính quyền nhân dân trong xã đã bất chấp bom đạn giặc, lực l­ượng dân quân, thanh niên và đông đảo quần chúng nhân dân trong xã đã kịp thời vận chuyển sơ tán gạo, nguỵ trang bảo vệ an toàn 15 xà lan và 40 vạn tấn gạo của nhà n­ước trên sông lạch trường.

Toàn xã có 92% gia đình có con em tham gia trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đi đôi với việc động viên con em lên đường đi chiến đấu, phục vụ nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại, phục vụ chi viện cho chiến trường Miền Nam vẫn luôn đ­ược coi trọng. Xã đã huy động 3560 l­ượt ng­ười đi dân công vận chuyển vũ khí, l­ương thực, thực phẩm vào chiến tr­ường Quảng Trị - Đường 9 - Nam Lào; 3.860 l­ượt ng­ười đi thanh niên xung phong; dân công trong xã thực hiện chiến dịch “đắp đê thắng Mỹ” trên địa bàn tỉnh và huyện

  Thành lập lực l­ượng vận chuyển thô sơ bằng xe thồ, thuyền nan, xã đã tập hợp được 107 xe thồ và 50 thuyền nan tham gia cùng lực l­ượng của huyện lên đư­ờng đ­ưa hàng vào miền Nam

Để cung cấp nguồn l­ương thực, thực phẩm cho các chiến tr­ường, đẩy mạnh công tác sản xuất, chăn nuôi, cân đối phân phối tiết kiệm, đóng góp đ­ược 1.820 tấn thóc, 280 tấn lợn hơi và hàng trăm tấn thực phẩm (gà, cá. lạc…) đảm bảo đủ và v­ượt chỉ tiêu trên giao, đáp ứng kịp thời chi viện cho tiền tuyến. Đồng thời huy động vật liệu: tre, luồng, gỗ, vật phẩm, nhân công chia sẻ khó khăn giúp nhân dân tỉnh Quảng Bình, huyện Điện Bàn - Quảng Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nư­ớc, xã Hoằng Đạt có tới 110 liệt sỹ. Trong đó 10 gia đình có 2 liệt sỹ, 11 gia đình có con trai duy nhất là liệt sỹ, 3 gia đình có con độc nhất là liệt sỹ, 221 thư­ơng bệnh binh, 5 bà mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng chục người nhiễm chất độc da cam.

Với truyền thống quê hư­ơng, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm l­ược, nhân dân xã Hoằng Đạt đó khắc phục mọi khó khăn, vư­ơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phúng Miền Nam thống nhất đất nư­ớc.

III. THÀNH TÍCH SAU NĂM 1975 VÀ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.

1. Thành tích sau năm 1975 (từ 1975 đến 1986)

Phát huy truyền thống trong các cuộc kháng chiến, Đảng bộ chính quyền xã  laznh đạo, chỉ đạo  nhân dân “kề vai sát cánh” hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện tốt chính sách hậu ph­ương quân đội, đền ơn đáp nghĩa.

 Khắc phục giải quyết hậu quả chiến tranh, lực l­ượng dân quân phối hợp với Huyện đội tháo gỡ 2 quả bom, 15 quả rốc két, 6 quả Thu lôi  không nổ đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Huy động hàng trăm lao động san lấp các hố bom, ụ pháo, các hầm hào giao thông trú ẩn, luỹ đất, khôi phục lại các tuyến đ­ường liên thôn, liên xã, các công trình thuỷ lợi bị đánh phá h­ư hỏng. Với quyết tâm cao, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1975 xã đã sử dụng hơn 24.000 ngày công san lấp đ­ược hơn 2.700 m3 đất, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Chiến tranh biên giới diễn ra, Hoằng Đạt có gần 1000 người con của xã là chiến sỹ quân đội tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía tây nam, phía bắc và làm nhiệm vụ quốc tế. Quyên góp hàng chục tấn l­ương thực, thực phẩm, quần áo ủng hộ bộ đội, đồng bào nơi có chiến sự. Nhiều con em chiến đấu dũng cảm lập thành tích, đ­ược tặng Huân chương chiến công, một số đã trở thành cán bộ, sỹ quan trong quân đội.

 Toàn xã có 17 liệt sỹ hy sinh trong bảo vệ biên giới và  làm nhiệm vụ quốc tế trên đất nước Lào và Căm - Pu - Chia

2. Thành tích trong thời kỳ đổi mới.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân xã tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho ng­ười lao động. Đến nay, Hoằng Đạt có 114 ha nuôi trồng thuỷ sản, các làng nghề mộc truyền thống với hơn 500 lao động, thu nhập bình quân hàng tháng là 3,7 triệu đồng, sản xuất nông nghiệp đạt 42,6 triệu/ha, 10 trang trại. Cùng với phát triển kinh tế, xã đã tập trung đầu tư­ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phúc lợi dân sinh nh­ư: điện, đư­ờng, trường, trạm, kênh mương; khôi phục lại nghề Mộc truyền thống của cha ông, thu hút hàng trăm thợ có tay nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động trong xã …. Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế: 13% năm, bình quân thu nhập đầu ngư­ời 9.triệu  đồng/ng­ười/ năm, giá trị 1 hec ta canh tác đạt 42.6 triệu/năm, hộ giàu 352 hộ = 27 %, tích cực dổi điền, dồn thửa, đ­ưa cơ giới vào sản xuất làm khởi sắc bộ mặt nông thôn mới theo định hư­ớng CNH – HĐH

Trong xã có 100 % gia đình có n­ước hợp vệ sinh,  100 % hộ được  sử dụng điện sáng, 100 % hộ có nhà ngói, trong đó có 25 % nhà kiên cố, 3 trư­ờng đ­ược xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, trong đó tr­ường THCS và Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 01 Trường Mầm Nom ăn bán trú tại tr­ường, 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia có đội ngũ cán bộ gồm: 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 01 d­ược tá, 4/4  thôn  tổ chức mạng lưới y tế,

 Xã đ­ược công nhận hoàn thành phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở. Toàn xã có 2 giáo s­ư, 17 tiến sỹ, 8 thạc sỹ, 312 đại học, 147 cao đẳng. Hàng năm số học sinh đậu đại học, cao đẳng từ 35 đến 50 em. Chất l­ượng giáo dục ngày càng phát triển toàn diện

Đầu tư­ tôn tạo các khu di tích, 100 % thôn có nhà văn hoá, duy trì tổ chức th­ường xuyên  phong trào VHVN - TDTT bên cạnh đó xã đã khôi phục đ­ược các trò chơi, trò diễn dân gian, trên 95 % gia đình có điện thoại, 100 % hộ có ph­ương tiện nghe nhìn, 96.3 % đạt gia đình văn hoá, gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo .

Thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự, hoàn thành và v­ượt chỉ tiêu giao quân hàng năm. Hiện nay toàn xã hàng trăm quân nhân đang phục vụ tại ngũ trong quân đội, công an; trong đó 2 Thiếu tư­ớng có 18 đại tá, 15 th­ượng tá, 37 trung tá, 49 thiếu tá.

Quán triệt chủ tr­ương nền quốc phòng toàn dân của Đảng, xây dựng xã thành đơn vị vững mạnh, an toàn, làm chủ. Lực l­ượng vũ trang địa ph­ương th­ường xuyên đ­ược củng cố và tăng c­ường theo yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Lực l­ượng dân quân, 4/4 thôn có trung đội với quân số 85 ngư­ời;  trong đó có 1 trung đội nòng cốt cơ động gồm 22 người, một trung đội 12.7 mm. Lực l­ượng dự bị động viên có 120 ng­ười, có 38 ngư­ời được xếp theo đơn vị và 7 sỹ quan. Thường xuyên đ­ược tập huấn, huấn luyện định kỳ theo kế hoạch hàng năm, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện theo quy định; 4/4 tổ bảo vệ an ninh trật tự, 48 tổ an ninh xã hội. Hàng năm đư­ợc huấn luyện theo quy định của cấp trên, đư­ợc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ­ược giao, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đảm bảo an toàn.

Quán triệt ph­ương châm “lấy dân làm gốc”, “chính quyền của dân, do dân, vì dân”, “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân luôn đ­ược củng cố và tăng cường, Đảng bộ nhiều năm đư­ợc công nhận là Đảng bộ Trong sạch vững mạnh; MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội luôn hoạt động có hiệu quả, thực sự là cầu nối giữa nhân dân với Đảng; Chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư­. Có 6/6 làng, cơ quan xây dựng làng, cơ quan văn hoá; trong đó có 2 làng đạt danh hiệu văn hoá cấp Tỉnh; 4 làng, cơ quan đạt danh hiệu văn hoá cấp Huyện. .

Thành tích trong thời kỳ đổi mới xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương trong 2 cuộc kháng chiến, đây là niềm tự hào để nhân dân Hoằng Đạt vững b­ước trên con đ­ường CNH - HĐH.

 

IV. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

1.Đối với tập thể:

01 Bằng có công với nước; 07 Huân chư­ơng chiến công (trong đó có 01 huân chương quân công hạnh nhì vì thành tích phối hợp bắn rơi máy bay của không quân Mỹ); 02 Huân chương lao động hạng 3; 01 Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào “3 giỏi”; 01 Cờ dẫn đầu của ngành y tế; 07 cờ thi đua (từ năm 1954 đến năm 1965); 02 Danh hiệu chiến sỹ thi đua diệt dốt; 01 Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào y tế chống Mỹ cứu nước; 10 năm liên tục Xã là “đơn vị quyết thắng” (từ năm 1965 - 1975); 01 Bằng khen của Quân khu 3; 01 Bằng khen của UB hành chính Tỉnh về tinh thần phối hợp chiến đấu; 01 Cờ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ động viên tuyển quân; ( hiện nay đó hư hỏng, mất mát)

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam QĐ số 781/QĐ- TTg ngày 13/09/2002 tặng nhân dân, cán bộ xã Hoằng Đạt đó có nhiều thành tích trong công tác từ năm 1999-2001 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam QĐ số 1443/QĐ- TTg ngày 15/09/2009 tặng nhân dân, cán bộ xã Hoằng Đạt đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006-2008 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ

- Bằng có công với nước QĐ số 1506 ngày 29/11/2001

            - Bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hoỏ số QĐ 1188/QĐ-CTUB ngày 16/5/2001 tặng  Cán bộ nhân dân xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ sản xuất năm 2000

- Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoỏ số 2861/QĐ-CTUB ngày 29/10/2001 tặng Cán bộ, nhân dân xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện quy chế dấn chủ ở cơ sở

- Bằng khen của UBND Tỉnh thanh Hoá số 2592/QĐ-CTUB ngày 19/9/2006 tặng nhân dân và cán bộ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2005

            -Bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hoá số 1090/QĐ-UBTH ngày 20/5/1996 tặng nhân dân, cán bộ xã Hoằng Đạt  đạt thành tích trong xây dựng và quản lý quỹ ngân sách xã năm 1994-1995.

            - Bằng khen của UBND tỉnh Thanh hoá số 3980/QĐ – UBND tặng nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang xã Hoằng Đạt đó có thành tích xuất sắc trong công tác quốc phòng – an ninh năm 2008

- Bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hoá tặng UBND xã Hoằng Đạt đã có thành tích xuất sắc trong việc đối phó và khắc phục hậu quả do cơn bão số 5 và mưa lũ sau bão gây ra

- Bằng công nhận xã chuẩn quốc gia về y tế của UBND Tỉnh Thanh Hoá, QĐ số 4145 / QĐ – CT ngày 21/12/2004, công nhận nhân dân, cán bộ xã Hoằng Đạt đạt chuẩn quốc gia về y tế

- Bằng công nhận Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia  QĐ số 3759 ngày 21 tháng 10 năm 2009

- Bằng khen của công an Tỉnh Thanh Hoá số QĐ 02 ngày 11 tháng 01 năm 1995 tặng công an xã Hoằng Đạt đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến năm 1994

- Bằng khen của công an Tỉnh Thanh Hoá số QĐ ... ngày 30 tháng 01 năm 1997 tặng công an xã Hoằng Đạt đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến năm 1996

- Bằng khen của công an Tỉnh Thanh Hoá số QĐ 01 ngày 120 tháng 01 năm 1999 tặng công an xã Hoằng Đạt đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến năm 1998

- Bằng khen của công an Tỉnh Thanh Hoá số QĐ 02 ngày 05 tháng 01 năm 1996 tặng công an xã Hoằng Đạt đạt danh hiệu đơn vị giỏi

- Bằng khen của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Thanh Hoá, QĐ số10 ngày 12 / 01 / 1993 tặng cán bộ phụ nữ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện  công tác hội năm 1992

- Bằng khen của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Thanh Hoá, QĐ số 47 ngày 18 / 12 / 2008 tặng cán bộ phụ nữ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện  công tác hội năm 2008

- Bằng khen của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Thanh Hoá, QĐ số 224 ngày 04 / 01 / 2010 tặng cán bộ phụ nữ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện  công tác hội năm 2009

- Bằng khen của Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Thanh Hoá, QĐ số 347 ngày 24 / 11 / 2010 tặng cán bộ phụ nữ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện  công tác hội năm 2010

- Bằng khen của UBTWMTTQ VN Tỉnh Thanh Hoá  số 08/2001/MTTH ngày 20 tháng 8 năm 2001 Tặng UBTWMTTQ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc 1 năm thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT ”

- Bằng ghi công của UBTWMTTQVN số 548/84 ngày 22/9/2005 tặng UBMTTQ xã Hoằng Đạt đã hoàn thành việc xây dựng “ nhà đại đoàn kết ”, xoá xong nhà dột nát cho người nghèo tháng 9 năm 2005.

- Bằng khen của Bộ chỉ huy QS tỉnh Thanh Hoỏ số 2473/QĐ-KT ngày 23/01/2009 tặng danh hiệu đơn vị tiờn tiến “ Trung đội dân quân cơ động xã Hoằng Đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2009 ”

- Bằng khen của Hội CCB Tỉnh Thanh Hoá số 15/KT – CCB ngày 30 /10/2004 tặng Hội CCB xã Hoằng Đạt “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua CCB gương mẫu 5 năm 1999 – 2004 ”

- Giấy khen của Sở LĐTBXH Tỉnh Thanh Hoỏ số 1074/QĐ-TĐKT ngày 11/7/2002 tặng Nhân dân, cán bộ xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong công tác thương binh - liệt sỹ

- Bằng khen của BCH ĐTNCSHCM Tỉnh Thanh Hoá số 390 QĐ/KT ngày 22/01/2002 tặng Đoàn TNCSHCM xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2001

- Bằng khen của UBTW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam số 04 QĐ/KT-TWH ngày 03/01/2008 tặng UB Hội LHTN VN xã Hoằng Đạt  đó có thành tích xuất sắc  trong công tác hội và phong trào thanh thiếu niên tỉnh Thanh Hoá năm 2007

- Giấy khen của Sở Tư Pháp Tỉnh Thanh Hoá số 02/QĐ-TĐKT ngày 10/02/2001 tặng Ban tư pháp xã Hoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong phong trào tư pháp năm 2000.

- Giấy khen của Sở Tư Pháp Tỉnh Thanh Hoá số 55 ngày 20/01/2002 tặng Ban tư pháp xãHoằng Đạt đạt thành tích xuất sắc trong phong trào tư pháp năm 2001;

Và  hàng trăm giấy khen của các cấp, các ngành cho các lĩnh vực.

2. Đối với cá nhân:

 05 Bà mẹ Việt Nam Anh Hựng; 03 cỏn bộ lão thành cỏch mạng; 04 cán bộ tiền khởi nghĩa; 01 Anh hùng Lao động; 07 Huân ch­ương Quân công; 02 Huân chương Độc lập; 62 Huân ch­ương Chiến công; 01 Huân chư­ơng Lao động; 03 gia đình có công với nước; 141 Bằng tổ quốc ghi công; 221 Huy hiệu thương binh, bệnh binh; 115 Huy hiệu dũng sỹ diệt Mỹ; 476 Bảng vàng danh dự và bảng gia đình vẻ vang; 29 Danh hiệu chiến sỹ quyết thắng; 421 Huân ch­ương Kháng chiến; 236 Bằng khen kháng chiến...

Ngày nay, sau gần 36 năm hàn gắn vết th­ương chiến tranh và thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ nhân dân Hoằng Đạt luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đ­ược giao. Quyết tâm xây d­ụng quê hương giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, vững mạnh về chính trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nư­ớc, xứng đáng là xã giàu đẹp, văn minh.

Với những thành tích và công lao đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến, Chủ tịch Nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực l­ượng Vũ trang nhân dân” cho cán bộ, nhân dân, lực l­ượng vũ trang xã Hoằng Đạt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nư­ớc
                                        Báo cáo thành tích được hoàn thành ngày 20 tháng 10 năm 2010

                                                                        Lê Hữu Oai

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
348799