Nông nghiệp công nghệ cao ở xã Hoằng Đạt – chuyện những người tiên phong

Đăng lúc: 16:47:38 24/08/2021 (GMT+7)

Luôn dành cho quê hương một tình yêu lớn lao, những người con của quê hương Hoằng Đạt, dù đi xa, ở gần vẫn luôn mang theo hành trang đam mê và nhiệt huyết để đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nuôi khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

9d953a22449b47b0892634baef0cfcd2.jpg


9deb951c4880053e7587c0c9000dbafa.jpgd7cd4dc9969f900852fc9e95ba25d38a.jpg
Đồng chí: Nguyễn Đình Tuy - PCT UBND Huyện thăm mô hình trồng dưa Kim hoàng hậu
của HTX DV NN CNC Hoằng Đạt
 Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở xã Hoằng Đạt cũng là một trong những mô hình đáng để học hỏi ở cách áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và sự nỗ lực, vượt khó của những người tâm huyết. Anh Lê Ngọc Nam (sinh năm 1980), ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt được biết đến với vai trò phó chủ tịch hội nông dân xã mà còn là vị giám đốc “chân lấm, tay bùn” của HTX dịch vụ nông nghệp công nghệ cao Hoằng Đạt.

Lên ý tưởng và quyết tâm để thành lập HTX sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt, xây dựng dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với mong muốn xây dựng những cánh đồng lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

0399dfedc69c40bea1755c5a2fa60608.jpg

Khu vực này trước kia vốn là vùng đất cát pha bạc màu, tưới tiêu khó khăn nên thường xuyên bị bỏ hoang nay đã trở thành khu nông nghiệp khá hiện đại với nhà màng, nhà lưới rộng rãi, khang trang. Với sự mạnh dạn, táo bạo, anh được xem là một trong những người tiên phong đưa nông nghiệp công nghệ cao về xã Hoằng Đạt. Từ hai bàn tay trắng, câu chuyện khởi nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp của anh Nam và gia đình đánh dấu bằng sự kiện anh giấu vợ đi mua 2 máy cấy về để làm mô hình mạ khay, máy cấy cho người dân trong xã...

z2707532830838_429c4fa81746acac85f0680b84d852fe.jpg

Chị Trần Thị Thu, vợ anh Nam với nụ cười rạng rỡ, vừa đùa vừa kể: “Thời điểm đó, anh ấy bị tôi giận cả tuần đấy, nhưng rồi thấy chồng cả ngày bận bịu ngoài đồng, nhiều hôm chạy máy cấy đến 12h trưa chưa về, thương chồng, tôi quyết định ghé vai gánh vác cùng anh để có được những bước đầu ổn định như hôm nay...”.

Từ mô hình mạ khay, máy cấy đến việc tự tìm tòi cách sản xuất rau mầm sạch... anh Nam đã tiếp tục học hỏi và quyết định đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp cao của riêng mình. Qua thực tế và khảo sát đất sản xuất khu vực đồng Sàng Màu và bờ Rè Thượng của xã Hoằng Đạt phù hợp trồng các cây màu trong khi nông dân chỉ trồng lúa, ngô lại kém hiệu quả nên gia đình anh Nam đã đề nghị và được xã, huyện tạo điều kiện, chấp thuận thuê lại 1,46 ha đất nông nghiệp của các hộ dân để thực hiện ý tưởng trồng rau thủy canh, dưa lưới các loại. Bước đầu gian nan, trong tay vợ chồng anh không có nhiều tiềm lực về vốn, anh Nam đã phải kêu gọi thêm anh em trong gia đình đầu tư, tôn tạo thân đất ruộng trũng thấp để có mặt bằng vừa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vừa làm nơi thực hiện mô hình mạ khay, máy cấy. Thế là họ bắt tay vào xây dựng khu nhà màng với diện tích 3.500m2, đào ao để có nước phục vụ sản xuất, xây nhà điều hành... và bắt đầu lựa chọn cây trồng phù hợp.

62c95cf0c755474ae37f90bdcd2ea80e.jpg

Đ/c Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch Hội Nông dân Huyện
thăm mô hình dưa kim hoàng hậu

Anh Nam tâm sự: “Anh đã chọn cây dưa Kim Hoàng hậu có giá trị trên thị trường làm cây sản xuất đầu tiên cho mô hình mới của mình. Hơn 2 tháng kỳ công chăm sóc từng luống dưa, cuối cùng trời cũng không phụ lòng người, vườn dưa trong nhà màng sinh trưởng ra hoa rồi kết trái theo đúng ý nguyện của anh. Tháng 9- 2019, lứa dưa đầu tiên với 5.000 gốc đã cho thu hoạch. Vui nhất là quả nào quả nấy tròn trịa, vàng óng, vị ngon, giòn, ngọt. Dưa thu hoạch đến đâu, khách đặt hàng hết đến đó, có lúc không đủ dưa để đáp ứng đơn hàng. Với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, vụ dưa đầu tiên anh thu được 4,5 tấn trừ mọi chi phí sản xuất, đã bắt đầu có lãi. Hiện nay, khu công nghệ cao của anh đang tập trung chăm sóc vụ dưa tiếp theo để chuẩn bị phục vụ cho thị trường tết”.

cd74e8501e8a754e7f7107be24597112.jpg

 Vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn dưa Kim Hoàng hậu, chị Thu vừa say sưa kể về cách trồng dưa như một kỹ sư nông nghiệp thực thụ. “Trồng trong nhà màng, nhà lưới thế này, không phải chịu những tác động bất lợi của thời tiết, các loại côn trùng không xâm nhập, hạn chế phát sinh bệnh, sản xuất an toàn, hướng đến các sản phẩm chất lượng, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống. Hơn nữa, mô hình này sẽ trồng được các loại rau màu trái vụ nên còn tăng được giá trị kinh tế...”

Thành công bước đầu từ ứng dụng công nghệ cao với hình thức sản xuất không chỉ giúp anh Nam và những người trong gia đình thực hiện được ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 7 lao động địa phương, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của bà con trong sản xuất nông nghiệp. Từ những nỗ lực cố gắng dám nghĩ, dám làm ngày 10-10-2019, anh Nam còn là một trong những cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh năm 2019.

3fd0d319dde871a9776926b8c9043602.jpg

 Với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như của anh Nam chính là minh chứng sinh động nhất góp phần mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, nhằm khai thác, phát huy tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trên quê hương Hoằng Đạt.


93c3b6c5f68400da5995.jpg

3fd0d319dde871a9776926b8c9043602.jpg



33aed367e2535aebbfd822328b6fc73b.jpg

z2707532715537_8e44b0a059356b9f9a20a481709afe6f.jpg

Lê Hữu Oai - Công chức VHXH

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
348799